Đứng máy CNC là một ngành nghề, trong đó người công nhân sẽ trực tiếp vận hành máy CNC để cho nó hoạt động. Hay có thể hiểu, người đứng máy CNC chính là người vận hành thiết bị gia công CNC.
Người đứng máy CNC đóng vai trò như thế nào?
Người đứng máy CNC có nhiệm vụ thiết lập và vận hành máy và các thiết bị CNC. Công việc hàng ngày của người vận hành đó là bốc dỡ nguyên liệu thô, chuẩn bị chạy thử để đảm bảo máy CNC hoạt động ổn định. Bên cạnh đó, kiểm tra và đo lường thành phẩm để đảm bảo chúng đạt yêu cầu. Người đứng máy CNC còn được gọi là nhân viên đứng máy CNC hay nhân viên vận hành máy CNC.
Những công việc người đứng máy CNC cần làm
Để máy CNC hoạt động tốt cũng như tạo ra thành phẩm đúng mong muốn, công nhân đứng máy CNC cần phải thực hiện những công việc sau đây:
Bốc xếp các nguyên vật liệu và cài đặt thiết bị.
Thiết lập và hiệu chỉnh các thiết bị và phụ kiện.
Lưu giữ hồ sơ chi tiết về các thiết bị và quy trình.
Bảo trì và vệ sinh các thiết bị cần thiết.
Giám sát quá trình gia công CNC và thực hiện điều chỉnh khi cần thiết.
Kiểm tra thành phẩm xem có đảm bảo thông số kỹ thuật cần thiết.
Dịch bản vẽ kỹ thuật cũng như các yêu cầu thành kích thước để sản xuất.
Kiểm tra máy móc thường xuyên để đảm bảo các chức năng của máy.
Truyền đạt các vấn đề phát sinh trong khi gia công, sản xuất.
Tuân thủ các nguyên tắc an toàn do công ty đề ra.
Thực hiện đánh giá máy CNC thường xuyên.
Các kỹ năng cần có của nhân viên đứng máy CNC
Để thực hiện được các công việc trên đòi hỏi nhân viên đứng máy CNC phải kiến thức và những kỹ năng cơ bản sau đây:
Công nhân đứng máy CNC cần có kiến thức chuyên môn về tính toán, thiết lập gốc tọa độ gia công, bù trừ chiều dài dao và khai báo dụng cụ cắt,…
Nắm rõ các nút chức năng trên bảng điều khiển của máy CNC. Hiểu các mã hóa thực hiện chức năng chính và phụ: G-Code và M-Code. Đồng thời, biết viết cấu trúc lệnh để thiết lập chương trình CNC.
Sử dụng thành thạo phần mềm mô phỏng SSCNC trên máy tính.
Có khả năng dịch các tài liệu cơ khí cũng như bản vẽ kỹ thuật cơ khí.